NHNN nói gì về đề nghị có giải pháp nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam?
Từ đầu năm 2024 – nay, trước áp lực thị trường quốc tế và khó khăn…
Trang chủ » NHNN nói gì về đề nghị có giải pháp nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam?
Tin tức - 6 Tháng Chín, 2024
Từ đầu năm 2024 – nay, trước áp lực thị trường quốc tế và khó khăn trong nước, NHNN thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ VND.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa qua đã có văn bản trả lời cử tri Trà Vinh về đề nghị cần có giải pháp nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam.
NHNN cho biết, thời gian qua, NHNN bám sát chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, kiên trì theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, coi đây là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong quá trình điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ (CSTT). Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát là tiền đề để phát triển kinh tế, củng cố nền tảng vững chắc duy trì niềm tin của nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp, người dân đối với môi trường kinh doanh, thu hút FDI, huy động và phân bổ tối ưu các nguồn lực, qua đó góp phần nâng cao vị thế và giá trị đồng tiền Việt Nam trong dài hạn.
Trong bối cảnh trên, NHNN điều hành tỷ giá trong khung khổ CSTT chung nhằm đạt mục tiêu xuyên suốt, nhất quán là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới lợi ích tổng thể hài hòa của nền kinh tế.
Định hướng điều hành CSTT nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng của NHNN là nhằm cho phép tỷ giá biến động linh hoạt, hỗ trợ hấp thu các cú sốc bên ngoài; đồng thời hạn chế biến động quá mức của VND, hướng đến ổn định tâm lý, kỳ vọng thị trường, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại quốc tế nói chung. Thời gian qua, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường; trong nhiều giai đoạn, VND diễn biến ổn định hơn nhiều đồng tiền khác.
Từ đầu năm 2024 – nay, trước áp lực thị trường quốc tế và khó khăn trong nước, NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, hấp thu cú sốc bên ngoài, đồng thời, thực hiện các biện pháp hỗ trợ VND.
Trong đó, NHNN đã phát hành tín phiếu nhằm điều tiết lượng tiền VND dư thừa, góp phần giảm bớt mức chênh lệch lãi suất âm giữa VND và USD, hạn chế áp lực gia tăng lên tỷ giá.
Bên cạnh đó, cơ quan điều hành cũng đã bán can thiệp ngoại tệ cho các TCTD để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường nhằm phục vụ các nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế, bình ổn tâm lý thị trường, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ.
Với những giải pháp điều hành nêu trên, đồng Việt Nam giảm giá phù hợp với xu hướng quốc tế và ở mức trung bình so với các đồng tiền trong khu vực và trên thế giới.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ (thanh khoản VND, lãi suất, truyền thông chính sách,…), can thiệp thị trường để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Minh Vy, Nhịp sống thị trường
Từ đầu năm 2024 – nay, trước áp lực thị trường quốc tế và khó khăn…
Dự báo thị trường cổng thanh toán trực tuyến toàn cầu được phân chia theo loại…
Từ đầu năm 2024 – nay, trước áp lực thị trường quốc tế và khó khăn…
Dự báo thị trường cổng thanh toán trực tuyến toàn cầu được phân chia theo loại…
Dịch vụ thu hộ chi hộ là một dịch vụ tài chính trong đó một bên…
Cho tôi hỏi khi doanh nghiệp thu hộ hoặc chi hộ cho khách hàng thì có…
Trung gian thanh toán là hoạt động trung gian kết nối, truyền tải và xử lý…
Với rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số, điều quan trọng…
Cổng thanh toán điện tử là hệ thống kết nối người mua, người bán và ngân hàng…
Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh phổ biến có sự đóng góp rất…
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có nhiều công cụ và nền tảng GenAI